“It’s okay to make mistakes” – Nguyên tắc giảng dạy hiện đại và nhân văn của thầy Kerr Michael Andrew
Với vai trò hiện tại là Hiệu phó tập sự Chương trình Song ngữ Bang Tây Úc Khối Tiểu học của cơ sở Nguyễn Thông, tính đến tháng 4 năm nay, thầy Kerr Michael Andrew đã gắn bó với Hệ thống của chúng ta được 5 năm.
Giữa nhiều cơ hội công việc rộng mở khác, thầy đã chọn dừng chân tại đây để phụng sự cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và sự phát triển của Hệ thống trường Quốc tế Tây Úc nói riêng. Trong tạp chí lần này, chúng ta hãy lắng nghe những chia sẻ của thầy về công việc hiện tại cũng như những kỷ niệm cùng các đồng nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian công tác tại Hệ thống.
3 từ khóa mô tả về bản thân thầy?
Tôi nghĩ mình là người làm việc chăm chỉ và đáng tin cậy.
Điều gì khiến thầy tự hào nhất trong công việc hiện tại?
Tôi luôn cảm thấy tự hào khi được là một phần tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của các em học sinh mà chúng ta đã và đang giảng dạy.
Triết lý giảng dạy của thầy được truyền cảm hứng từ đâu? Nguyên tắc hàng đầu thầy áp dụng trong giảng dạy là gì?
Tôi luôn cố gắng cởi mở và chân thành với học sinh, luôn muốn để cho các em biết rằng việc mắc lỗi không phải là điều gì nghiêm trọng.
Áp lực lớn nhất mà thầy phải đối mặt với vai trò Phó Hiệu trưởng Chương trình Song ngữ Bang Tây Úc khối Tiểu học trong những năm qua là gì? Thầy đã vượt qua nó như thế nào?
Thách thức lớn nhất của tôi và cả các đồng nghiệp là việc phải đối phó với dịch Covid-19 kể từ khi chúng ta trở lại trường học. Chúng ta phải đối diện với nó từng ngày. Thật may mắn khi tôi có một đội ngũ cộng sự là các giáo viên tuyệt vời và họ đã luôn hỗ trợ tôi hết mình.
Khi nhìn lại chặng đường đã qua, đâu là lý do khiến thầy quyết định ở lại Việt Nam và gắn bó lâu dài với công việc này?
Tình yêu với công việc và gia đình chính là lý do tôi ở lại Việt Nam.
Trong suốt thời gian làm việc tại đây, thầy ấn tượng nhất điều gì ở các đồng nghiệp người Việt Nam?
Các bạn đồng nghiệp người Việt Nam Việt Nam luôn rất thân thiện và dễ trò chuyện.
Với trải nghiệm phong phú khi được sinh sống và làm việc tại hai quốc gia, theo thầy đâu là các yếu tố mà chúng ta nên lưu tâm để góp phần vào sự phát triển của WASS và toàn Hệ thống?
Tôi nghĩ rằng các thế hệ học sinh và đội ngũ nhân sự của chúng ta nên thấm nhuần tinh thần “công dân toàn cầu” trong việc dạy và học.
Nếu được dùng một từ để diễn tả cảm xúc của thầy khi là một phần của WASS, thầy sẽ dùng từ gì?
Tôi đã dõi theo sự phát triển của ngôi trường này trong nhiều năm và vẫn rất phấn khởi khi được là một phần của ngôi trường này.